Những “nghĩa địa” khác thường trên thế giới

Nghĩa địa gỗ tại Byholma, Thụy Điển.

zing_nghiadia1

Cơn bão Gudrun đổ bộ năm 2005, quật ngã rất nhiều cây cối. Người ta gom chúng lại và tạo ra khu bãi chứa khoảng một triệu m3.

Nghĩa địa xe tăng ở Kharkov, Ukraine

zing_nghiadia2-2

là nơi yên nghỉ của khoảng 6.500 chiếc, bao gồm T-64, T-72 và T-80. Chúng nằm trong một khu vực được canh gác, cách biên giới Nga khoảng 40 km. Đây là những xe tăng thừa hoặc hư hỏng, đang nằm chờ sửa chữa. Chúng có thể được tái sử dụng trong trường hợp cần thiết.

zing_nghiadia3

Xe cứu hỏa lỗi thời bị bỏ tại khu đất trống gần Sở Cứu hỏa Los Angeles.

Nghĩa địa lốp xe lớn nhất thế giới ở Kuwait.

zing_nghiadia4

 

Người ta ước tính khoảng 7 triệu lốp đã qua sử dụng nằm ngổn ngang ở đây. Kích thước khổng lồ khiến khu vực này được nhìn thấy từ bên ngoài vũ trụ. Nỗ lực xử lý hoặc tái chế chúng không đuổi kịp tốc độ rác được đưa tới.

Bãi thủy tinh ở Bragg, California, Mỹ

zing_nghiadia5

 

Trong quá khứ, người ta ném cốc hoặc chai thủy tinh vỡ ra đây cùng rác thải và dùng lửa để đốt chúng. Năm 1967, giới chức Mỹ đóng cửa khu vực và phát động chiến dịch dọn dẹp bãi rác để trả lại môi trường. Những gì còn lại là mảnh thủy tinh nhiều màu sắc bị sóng biển mài nhẵn.

252 chiếc xe buýt lớn tạo thành bãi rác nổi tiếng ở Murrieta, California.

Nghĩa địa tàu thuyền khổng lồ ở Mauritania, quốc gia Hồi giáo Tây Phi.

zing_nghiadia8

 

Từ vệ tinh, chúng ta có thể nhìn rõ những con tàu nằm la liệt ở cảng Nouadhibou chờ hóa kiếp. Chúng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực.

8.000 đầu tàu đã qua sử dụng được tập kết tại Bolivia

zing_nghiadia9

Đa phần chúng là loại vận hành bằng động cơ hơi nước, ra đời từ cuối thế kỷ 19. Chúng từng góp phần đắc lực vào ngành công nghiệp khai khoáng ở tây nam Bolivia trước khi bị bỏ hoang trong cuối thập niên 40 của thế kỷ 20.

Nghĩa địa phi cơ quân sự tại Tuscon, Arizona

zing_nghiadia10-2

Nhiều máy bay chiến đấu từng đóng vai trò quan trọng trong Không quân Mỹ nằm phơi xác ở nghĩa địa phi cơ quân sự tại Tuscon, Arizona. Địa hình khô cằn giúp bảo vệ những “con chim sắt” khỏi sự tàn phá của thiên nhiên. Chúng sẽ bị tháo dỡ để lấy phụ tùng và phế liệu. Một vài chiếc được sửa chữa và hoạt động trở lại.

Nguồn: news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này thế nào?
[Trung bình: 0]