Văn hóa muối Kimchi – Văn hóa Kimjang của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận vào danh sách tiêu biểu của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại.
Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 (12.2-7, Cộng hòa Azerbaijan) đã đưa ra những quyết định cuối cùng công nhận ‘Văn hóa Kimjang-Văn hóa muối Kim chi (Kimjang : Making and Sharing Kimchi in the Republic of Korea) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity). Ủy ban liên chính phủ đã cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao việc những người Hàn Quốc cùng chia sẻ Kim chi với những người láng giềng và văn hóa muối Kim chi cũng đã trải qua nhiều thế hệ. Thông qua điều này ta có thể thấy sự tích cực trong việc tăng cường hiểu biết và nâng cao tinh thần đoàn kết chung giữa những người Hàn Quốc. Điều này cũng đã đóng góp nhằm tăng cường những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.
Cùng với Văn hóa muối Kim chi- Kimjang của Hàn Quốc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì Hàn Quốc đã có 16 Di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhân gồm Arirang, Han-San Mosi-JJagi, Taekkwon.
Từ điển Hàn Quốc có định nghĩa ‘Kimjang’ là ‘Việc muối nhiều Kimchi, Kkakdugi (Kimchi củ cải thái nhỏ), Dongchimi (Kimchi của cải nước) trong 1 lần vào trước sau dịp lập đông (立冬) để ăn từ mùa đông đến mùa xuân”. Từ Kimjang bao gồm cả nghĩa là ‘Việc làm’ giống nghĩa xuất hiện trong từ điển. Tóm lại chúng ta có thể thấy đó là từ chỉ việc muối nhiều kimchi trong một lần và yêu cầu rất nhiều sự vất vả. Vì vậy mùa muối Kimchi ở Hàn Quốc không chỉ là đơn thuần là việc muối Kimchi hay làm đồ ăn đơn giản mà đó còn là một sự kiện của cả làng xã cùng thể hiện sức mạnh cộng đồng, người dân trong mỗi địa phương cùng đoàn kết và đó là việc lớn trong nhà để các thành viên trong gia đình cùng làm.
Kimjang là văn hóa sinh hoạt đã được lưu giữ và việc muối kimchi để gia đình và những người láng giềng cùng tập trung lại trước một mùa đông. Các loại Kimchi trong văn hóa muối Kimchi thì có những điểm khác nhau theo từng khu vực hoặc từng nhà nhưng nhìn chung đều kết nối từ mẹ đến con gái, mẹ trồng đến con dâu. Kimchi trong văn hóa muối Kimchi-Kimjang sau khi được chôn trong lòng đất với phương thức truyền thống thì được bảo quản ở đó. Vì vậy, thông thường những người phụ nữ sẽ làm Kimchi và những người đàn ông sẽ đào đất sau đó chôn một lượng lớn các vại Kimchi vào đó. Người Hàn Quốc vừa muối kimchi vừa cùng chia sẻ với những người cùng tham gia làm và cùng ăn như món Kimchi ăn ngay – Geotjeori hoặc gói với các loại thức ăn khác như thịt.
Không thể biết chính xác thời điểm mùa muối kimchi ở Hàn Quốc bắt đầu có từ khi nào nhưng trong tác phẩm Dong-guk-isang-guk-jip (東國李相國集 : gồm 53 cuốn 13 quyển sách, tập thơ của nhà thơ Lee Gyu-bo (1168~1241) thời Korea) đã có đoạn viết: “Ngâm củ cải vào trong muối và giống như truyền thuyết GyuDongJi” và trong cuốn Dong-guk-Sae-si-gi (東國歲時記 : là cuốn sách được học giả Hong Seol Mo viết và giải thích về các phong tục và các sự kiện trong một năm của thời đại Joseon vào năm 1849) cũng có đoạn: “Việc ủ tương vào mùa xuân và muối kimchi – kiimjang vào mùa đông là kế hoạch quan trọng trong năm của cả gia đình”.
Trong số các loại Kimchi thì người Hàn Quốc hay nhắc đến nhất là Kimchi Kimjang. Các loại Kimchi được duy trì ở nhiệt độ ổn định trong các vại được chôn trong lòng đất cả mùa đông, dù cái lạnh khắc nghiệt cũng không ảnh hưởng gì và các loại Kimchi Kimjang được làm chín và đem đến hương vị đặc biệt và tươi mang lại cảm giác tươi ngon. Vì vậy, đối với người Hàn Quốc, khi nhắc đến từ Kimchi thì Kimchi Kimjang được biết đến nhiều hơn cho dù chủng loại Kimchi rất đa dạng như Kimchi củ cải. Các doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh của Hàn Quốc thường cung cấp những chiếc tủ lạnh với các loại kỹ thuật phù hợp và luôn ưu tiên đến việc bảo quản kimchi Kimjang khi họ sản xuất ra tủ lạnh chuyên dùng để đựng Kimchi hoặc các ngăn bảo quản Kimchi.
Ngày nay, tỷ lệ mua Kimchi về ăn ngày càng nhiều hơn là việc muối Kimchi như thời gian trước kia khi mà trong một gia đình Hàn Quốc thường có hơn 3 thế hệ cùng sinh sống và số lượng các thành viên trong gia đình nhiều hơn hiện tại. Đặc biệt, xu hướng đó ngày càng thể hiện rõ rệt tại khu vực thủ đô như Trung tâm Seoul. Mặc dù vậy nhưng theo tài liệu điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hàn Quốc đã tiến hành với đối tượng gồm 500 người dân khu vực thủ đô Hàn Quốc được công bố ngày 5/12 vừa qua thì tỷ lệ trực tiếp người dân muối Kimchi là 41.4%, tỷ lệ những người có kế hoạch sẽ nhận Kimchi Kimjang từ gia đình là (25.3%) và 66.7% đối tượng điều tra đã cho biết là đã muối Kimjang. Đặc biệt, trong số đó thì có 83% số lượng người có độ tuổi trên 50 tuổi đã trả lời rằng họ đã từng muối Kimchi Kimjang. Điều này cho thấy vẫn có nhiều người Hàn Quốc đang duy trì việc muối Kimchi. Ngoài ra, tại không ít các doanh nghiệp và đoàn thể ở Hàn Quốc vào dịp cuối năm họ đã cùng làm Kimchi để chia sẻ với những người không có thời gian làm hoặc khó khăn trong việc làm Kimchi.
Lập đông (立冬) : đánh dấu ngày bắt đầu của mùa đông và tương ứng với tiết thứ 19 với việc phân chia 24 tiết trong một năm. Ngày tháng lập đông hàng năm có sự khác nhau, ngày lập đông năm 2013 là ngày 7/11.
**Geotjeori : là món ăn được ăn ngay sau khi muối từ rau cải non, cải thảo.
Nguồn: vietnamese.korea.net